Thuật ngữ Internet_Vạn_Vật

Internet Vạn Vật (tiếng Anh, viết tắt: IoT) là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết (identifiable) cũng như chỉ sự tồn tại của chúng trong một kiến trúc mang tính kết nối. Cụm từ này được đưa ra bởi Kevin Ashton vào năm 1999. Ông là một nhà khoa học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT, nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu cho RFID (một phương thức giao tiếp không dây dùng sóng radio) cũng như một số loại cảm biến khác. IoT sau đó cũng được dùng nhiều trong các ấn phẩm đến từ các hãng và nhà phân tích.[23]

"Vạn Vật", trong khái niệm này, có thể hướng đến đa dạng thiết bị như máy theo dõi nhịp tim, máy phát đáp vi mạch sinh học trên gia súc, loài ctenoides ales sinh sống tại vùng nước ven bờ biển,[24] xe hơi với cảm biến tích hợp, thiết bị phân tích ADN để quan sát môi trường/thức ăn/mầm bệnh,[25] hoặc thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ lực lượng cứu hỏa trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn.[26] Nhiệu luật gia gợi ý "Vạn Vật" nên được xem là "một tổng thể không thể tách rời của phần cứng, phần mềm, dữ liệudịch vụ mạng".[27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Internet_Vạn_Vật http://www.inf.ufpr.br/rtv06/iot/IoT%20-%20A%20sur... http://www.vs.inf.ethz.ch/publ/papers/Internet-of-... http://www.abiresearch.com/press/more-than-30-bill... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/2032782 http://www.buyya.com/papers/Internet-of-Things-Vis... http://carre-strauss.com/documents/IoT_Roadmap.pdf http://carre-strauss.com/documents/Smarter_Interve... http://www.cio.com/article/752252/Stop_Using_Inter... http://www.cisco.com/web/about/ac79/docs/ps/motm/I... http://www.cognizant.com/InsightsWhitepapers/Reapi...